Các phương pháp xử lý bề mặt xi mạ kim loại
- Phương pháp mài cơ khí: Sử dụng các loại bột mài (nhôm oxit) và dụng cụ mài để tiến hành mài thô, mài tinh,…
- Phương pháp quay bóng: Bao gồm quay bóng khô và quay bóng ướt, áp dụng với những chi tiết nhỏ, không thể mài.
- Phương pháp hóa học: Tẩy dầu mỡ, tẩy vết gỉ sét để tránh làm lớp mạ vấy bẩn và bong tróc. Phương pháp này bao gồm tẩy dầu mỡ trong dung môi hữu cơ, tẩy dầu mỡ trong nhũ tương và dung dịch kiềm, tẩy dầu mỡ bằng phương pháp điện hóa,…
Các hóa chất xử lý bề mặt kim loại
- Tẩy dầu kiềm dạng nước hoặc bột: Áp dụng cho các kim loại nền là đồng, kẽm, sắt, thép, nhôm, xi mạ kim loại … Hóa chất này có tính kiềm mạnh, trung bình hoặc nhẹ, tùy nhu cầu mà lựa chọn sử dụng cho phù hợp.
- Tẩy dầu axit dạng nước: Sử dụng để tẩy dầu mỡ trên kim loại nền bằng phương pháp nhúng ở nhiệt độ thường trong khoảng 20 -30 phút. Đặc biệt, dung dịch này có khả năng tẩy dầu mỡ trên vật liệu thép mạ kẽm mà không ảnh hưởng đến lớp kẽm.
- Tẩy dầu nhôm: Có tác dụng tẩy dầu mỡ, đồng thời tái sinh bề mặt cho vật liệu kim loại nhôm.
- Phốt phát kẽm: Tạo một lớp phốt phát kẽm trên bề mặt kim loại và lớp phốt phát kẽm này ổn định trong môi trường không khí, có khả năng chống gỉ và ăn mòn tốt, đồng thời tăng độ bám và độ đàn hồi cho lớp mạ. Phosphate kẽm được sử dụng chủ yếu trong sơn tĩnh điện.
- Chất định hình: Có tác dụng định hình, trung hòa bề mặt kim loại, đồng thời thúc đẩy quá trình phốt phát diễn ra nhanh hơn, và lớp phốt phát phủ đều, phủ mịn, bám chắc trên bề mặt vật liệu kim loại hơn.
- Chất xúc tác, tăng tốc: Giúp rút ngắn thời gian của quá trình phốt phát hóa.
- Crom: Là một hóa chất ngành xi mạ phổ biến, có khả năng thụ động nhuộm vàng crom cho các lớp mạ kẽm, mạ cadimi, giúp các lớp mạ này sáng bóng và có màu sắc bắt mắt, đặc biệt là khả năng chịu ăn mòn rất cao.
- Axit sunfuric: Trong suốt, không màu, có khả năng hòa tan trong nước, được dùng để tẩy gỉ sét trong quá trình xử lý bề mặt